5 NGUY CƠ CỦA MẠNG XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG LÊN TRẺ
top of page

5 NGUY CƠ CỦA MẠNG XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG LÊN TRẺ

Đã cập nhật: 1 thg 11, 2022

Mạng xã hội đã gần như trở thành một phần cuộc sống của con người, đặc biệt là giới trẻ bởi nó kết nối con người và cung cấp vô vàn tiện ích. Nhưng mạng xã hội cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ về tinh thần cho trẻ nếu không được kiểm soát.


Nguồn ảnh: WeGrow Vietnam


Làm trì trệ hoạt động của trẻ


Khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ thường có xu hướng cho trẻ xem ipad lúc ăn hay cho trẻ chơi điện thoại để tập trung làm việc khác. Điều này có thể tạo thói quen xấu cho trẻ, khiến trẻ mất tập trung, gây ra các hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, khó hấp thu chất dinh dưỡng.


Trẻ có thể hình thành thói quen lướt mạng xã hội khi học, trước khi ngủ hay trong thời gian rảnh thay vì tương tác trực tiếp hay chơi trong “thế giới thật”, dẫn đến việc nghiện mạng xã hội và làm giảm sự tò mò của trẻ với thế giới xung quanh.


Các vấn đề về sức khỏe


Năm 2018, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Pittsburgh đã hỏi 1.700 người trong độ tuổi 18–30 về mạng xã hội và thói quen đi ngủ. Kết luận được đưa ra, ánh sáng xanh chính là một trong những tác nhân cản trở giấc ngủ, làm cản trở chu kỳ sinh học của cơ thể.


Ngoài ra, trẻ có thể mắc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị và khả năng nhược thị cao.


Bắt nạt trên mạng (Cyberbullying)


Bắt nạt trên mạng là bắt nạt sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Nó có thể diễn ra trên mạng xã hội hay điện thoại di động, là hành vi lặp đi lặp lại, nhằm mục đích làm nạn nhân sợ hãi, tức giận hoặc xấu hổ. Ví dụ như tung tin đồn nhảm, bôi xấu nạn nhân trên mạng xã hội, gửi tin nhắn gây tổn thương hoặc đe dọa.


Báo cáo được Liên Hợp Quốc công bố ngày 4/9/2019 cho thấy có đến 21% thanh thiếu niên ở Việt Nam tham gia khảo sát thừa nhận mình là nạn nhân của hiện tượng bắt nạt trên mạng


Việc này có thể để lại hậu quả lâu dài đến tâm lý trẻ, có thể dẫn tới những hành động bạo lực gia tăng, xu hướng tự hủy hoại bản thân hay nghiêm trọng hơn là hội chứng tự tử.


Nguồn ảnh: Pinterest


So sánh giữa thế giới ảo và thế giới thật


Mạng xã hội là nơi để mọi người chia sẻ cuộc sống và thành tựu của mình, thường là mặt tốt và những bức ảnh xinh xắn, sang chảnh. Điều này khiến trẻ vị thành niên, đặc biệt là trẻ nữ so sánh bản thân với bạn bè trên mạng xã hội, dẫn đến sự tự ti hay thậm chí là trầm cảm.


Tiếp cận với những nội dung không được kiểm duyệt


Mặc dù có nhiều nền tảng mạng xã hội dành cho trẻ em nhưng Internet là một nơi mở và thật khó để kiểm soát không cho trẻ “lang thang” trên mạng xã hội. Sự việc của streamer Độ Mixi cho thấy trẻ em vẫn hàng ngày tiếp cận với những nội dung không phù hợp với lứa tuổi tràn lan trên mạng. Các nội dung khiêu dâm, bạo lực có thể khiến trẻ có sự tò mò, nhận thức sai lệch, ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách và các mối quan hệ xã hội.


Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có thể là sự cứu cánh đối với những đứa trẻ bị cô lập, hay không thể thể hiện bản thân ở ngoài đời thực, có thể trẻ sẽ tìm được cách giải quyết từ “người lạ” trên mạng. Nhưng trên hết, bố mẹ luôn nên là người chủ động chia sẻ, làm người bạn thân cùng con để con tin tưởng và không ngại ngùng chia sẻ khúc mắc trong cuộc sống của mình.


Để trang bị đầy đủ các kiến thức về GDGT cho con, phụ huynh xem thêm thông tin về lớp học TeenUp - lớp học GDGT toàn diện đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tại đây.








345 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page