5 ĐIỀU PHỤ HUYNH NÊN LÀM NẾU CON BỊ BẮT NẠT
top of page

5 ĐIỀU PHỤ HUYNH NÊN LÀM NẾU CON BỊ BẮT NẠT

Khác với mọi người nhầm tưởng, không chỉ những đứa trẻ yếu thế hay trầm tính, ít bạn bè mới có thể bị bắt nạt, ai cũng có thể là nạn nhân của vấn nạn này. Vậy phải làm gì khi điều này xảy ra với con bạn?


Nguồn ảnh: Pinterest


Xóa bỏ những lầm tưởng về bắt nạt học đường


1. Đổ lỗi cho nạn nhân

Thông thường, khi nhắc đến việc bắt nạt, mọi người thường có suy nghĩ “không có lửa làm sao có khói”, chắc nạn nhân đã làm gì để khích việc bắt nạt xảy ra. Nạn nhân có thể bị coi là yếu đuối, thích than vãn, chuyện trêu đùa vớ vẩn mà cũng để ý và phủ nhận hết tội lỗi của kẻ bắt nạt.


2. Chỉ kẻ yếu mới bị bắt nạt


Ngược lại, tỉ lệ những học sinh nổi tiếng, tài năng trở thành mục tiêu bị bắt nạt cũng cao như những bạn học sinh ít bạn hay gặp khó khăn trong việc kết bạn


Con thường sẽ không kể chuyện bị bắt nạt với bố mẹ


Đặc biệt là tuổi teen, bố mẹ sẽ khó biết con đang trải qua chuyện tồi tệ gì cho đến khi nó đạt mức đỉnh điểm. Hầu hết các trẻ, kể cả những bạn thân thiết với cha mẹ sẽ không kể chuyện mình bị bắt nạt vì cảm thấy xấu hổ, thấy mình đáng bị thế hay nghĩ mình có thể tự mình giải quyết mọi chuyện.


Vậy làm thế nào để phát hiện ra khi con bị bắt nạt?


Trẻ khi bị bắt nạt có thể biểu hiện không muốn ăn, mất ngủ, không muốn đi học hay lo lắng, dễ khóc, hay gắt gỏng.


Khi phát hiện con bị bắt nạt?


1. Lắng nghe


Hãy luôn nhớ rằng, việc kể chuyện bị bắt nạt đối với con chưa bao giờ là dễ dàng. Nếu con tự mở lòng và nói chuyện với bạn trước, hãy chân thành lắng nghe và nói rằng “Bố mẹ rất vui vì con đã dũng cảm nói lên câu chuyện của mình”.


Tuyệt đối không gạt đi câu chuyện của con hay nói những câu như “Chắc mày lại làm gì nó mới thế” hay “Đấy là do mày”. Nó có thể gây tổn thương và để lại hậu quả đáng tiếc.


Nguồn ảnh: Unplash


2. Dạy con cách tự bảo vệ mình

Dạy con tự bảo vệ mình ở đây không phải xui con đánh lại hay bắt nạt lại bạn mà giúp con cân bằng lại cảm xúc của mình. Hãy khuyến khích con:


  • Nhận ra giá trị của bản thân: Nếu con bị chê béo hãy để con tự nhận ra béo không có gì xấu, con rất xinh đẹp còn hát hay, con rất đáng quý


  • Tự kiểm soát cảm xúc của bản thân: Việc thay đổi hành vi của kẻ bắt nạt là không thể nhưng con có thể thay đổi cách phản ứng với những vụ việc ấy, không cần buồn mà bỏ ngoài tai những lời xúc phạm ấy, tin vào bản thân


  • Nhìn sự việc một cách tích cực: Con có thể coi việc bị bắt nạt như một sự kiện nhỏ trong cuộc đời, giúp con nhận ra con có những người bạn tốt như thế nào hay con mạnh mẽ ra sao.


3. Đứng ra giải quyết mọi chuyện


Có những sự việc bắt nạt nặng nề mà con bạn sẽ không thể tự mình giải quyết được, lúc này bạn phải tìm ra cách để con bạn thoát khỏi nó như nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm, nói chuyện với kẻ bắt nạt hay bố mẹ kẻ bắt nạt, sử dụng pháp lý, chuyển lớp, chuyển trường cho con.


4. Tìm đến sự tư vấn chuyên nghiệp


Con có thể có những dư chấn tâm lý sau khi bị bắt nạt hay có những nỗi niềm không thể tâm sự với bố mẹ. Phụ huynh có thể đưa con đến những người tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, để đơn giản cho trẻ một nơi an toàn giãi bày tâm sự mà không bị phán xét.


712 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page