TỪ CÂU CHUYỆN “ANNA BẮC GIANG”: HIỂU VỀ THAO TÚNG TÂM LÝ VÀ THAO TÚNG TÂM LÝ GIỮA CHA MẸ - CON CÁI
top of page

TỪ CÂU CHUYỆN “ANNA BẮC GIANG”: HIỂU VỀ THAO TÚNG TÂM LÝ VÀ THAO TÚNG TÂM LÝ GIỮA CHA MẸ - CON CÁI

Những ngày vừa qua, cả cộng đồng mạng xôn xao vụ việc lừa đảo 17 tỷ của N.T.V.A, hay còn được biết đến với tên gọi “Anna Bắc Giang” . Nhiều người cho rằng Anna đã thành thạo thao túng tâm lý khiến người khác thực hiện mong muốn của cô. Vậy thao túng tâm lý là gì mà lợi hại như vậy? Thao túng tâm lý có thể xuất hiện trong mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái?


Nội dung chính



Thao túng tâm lý có thể xảy ra giữa cha mẹ và con cái


1. THAO TÚNG TÂM LÝ LÀ GÌ?


“Thao túng tâm lí” là gây ảnh hưởng lên người khác, khiến họ bị ám ảnh, luôn cảm thấy có lỗi. Người thao túng thường sẽ đổ lỗi cho những người thân thiết như: bạn bè, con cái, vợ chồng thậm chí họ có thể giả vờ làm nạn nhân. Những người “thao túng chuyên nghiệp” thường gây ra những hậu quả lớn hơn nhiều và nó thường liên quan đến lạm dụng tình cảm, đặc biệt là trong các mối quan hệ thân mật, thầy-trò, vợ-chồng, bạn bè, cha mẹ-con cái. Thao túng là hành vi tiêu cực, đặc biệt khi nó gây hại cho sức khỏe thể chất, cảm xúc hoặc tinh thần của người bị thao túng. Những người thao túng người khác thường làm như vậy vì họ cảm thấy cần phải kiểm soát mối quan hệ và môi trường xung quanh, nguyên nhân thường bắt nguồn từ nỗi sợ hãi hay lo lắng thầm kín.


Thao túng tâm lý khiến người khác ám ảnh, cảm thấy có lỗi


2. HÀNH VI CHA MẸ THAO TÚNG CON CÁI LÀ GÌ?


Cha mẹ thao túng con cái là khi họ khiến con cái cảm thấy tội lỗi, trầm cảm, lo lắng, gặp vấn đề ăn uống và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Một nghiên cứu cũng tiết lộ rằng cha mẹ thường xuyên sử dụng các chiến thuật thao túng cho con cái có thể làm tăng khả năng con cái họ cũng sẽ sử dụng hành vi thao túng. Các dấu hiệu thao túng trong mối quan hệ cha mẹ và con cái như: khiến trẻ cảm thấy tội lỗi, thiếu trách nhiệm từ cha mẹ, hạ thấp thành tích của một đứa trẻ và cần phải tham gia vào mọi mặt trong cuộc sống của con cái.

Cụ thể, một số ví dụ về hành vi cha mẹ thao túng con cái thể thấy như sau:

  • Cha mẹ thường nói với con “Nếu con không học bài, mẹ sẽ thu hết điện thoại và tiền tiêu vặt”, “Nếu con không dọn nhà, bố sẽ cấm không cho con đi chơi với bạn”

  • Cha mẹ nói dối con “Cô giáo gọi cho mẹ nói dạo này con học kém lắm”

  • Cha mẹ “kể khổ” “Con có biết bố mẹ đã hy sinh vất vả như nào không, con phải học cho đàng hoàng tử tế” “Con biết bố mẹ khổ lắm không, chỉ mỗi việc dọn nhà giúp mẹ cũng không xong”

  • Cha mẹ trách “Bạn làm được mà con không làm được à?” hay chê trách con “Đồ ăn hại, ngu dốt….”


Thao túng tâm lý có thể xảy ra trong mối quan hệ cha mẹ và con cái


Tiến sĩ Mariyam Ahmed, một nhà tâm lý học tại Toronto, chia sẻ rằng: “Thao túng cảm xúc làm suy yếu nhận thức của chúng ta. Điều này có thể khiến mọi người nghi ngờ bản thân hoặc cảm thấy bối rối, một tác động tương tự như hiện tượng ngạt thở”. Con cái hoặc nạn nhân bị thao túng họ có thể cảm thấy thất vọng, lo lắng. Nạn nhân có thể tặng các biểu hiện đối phó không lành mạnh (tức giận, chống chế, …) Đáng lo hơn, nạn nhân sẽ luôn đặt yêu cầu của người khác lên trước nhu cầu bản thân, họ không ngừng cố gắng để làm hài lòng người thao túng. Điều nguy hiểm hơn nữa nằm ở việc hình thành ở con niềm tin rằng con luôn sai hay luôn là nguyên nhân của vấn đề. Đây là một yếu tố nguy hiểm khiến con có khả năng trở thành nạn nhân của những mối quan hệ độc hại với những kẻ xấu chỉ muốn lợi dụng con. Bởi lẽ, thay vì việc nhận ra kẻ xấu đó đang đối xử bất công với con, con có thể cho rằng đó là phần lỗi ở con vì con quá nhạy cảm hay đang quá đòi hỏi, con không đủ tốt.


3. MỘT SỐ CÁCH ĐỂ CHA MẸ PHÒNG TRÁNH CÁC HÀNH VI THAO TÚNG TÂM LÝ VỚI CON


3.1: Hạn chế tối đa việc “gán nhãn”


Cha mẹ không nên gán cho con những “chiếc nhãn” tiêu cực như “lười biếng”, “kém cỏi”, “bừa bộn”.



3.2: Lắng nghe và ghi nhận con


Khi con bày tỏ quan điểm hay chia sẻ về cảm xúc của bản thân, thay vì lập tức phản hồi, chê trách, cha mẹ nên liệt kê những gì cha mẹ hiểu từ câu chuyện của con. Anh chị có thể đặt câu hỏi cho con “Con cảm thấy như thế nào?” “Vì sao con lại làm như vậy?” “Con muốn cha mẹ giúp con gì không?” Điều này vừa giúp con thấy được tôn trọng và thấu hiểu, vừa giúp cha mẹ có thêm hiểu hơn về câu chuyện của con, vì sao con lại làm như thế cũng như định hướng cho xử lý vấn đề.



3.3: Dũng cảm thừa nhận và chịu trách nhiệm về cảm xúc của bản thân


Chắc chắn, làm cha mẹ là một hành trình không hề dễ dàng, cần chúng ta nỗ lực và dũng cảm rất nhiều. Là cha mẹ, một ngày chúng ta vừa làm việc, chăm lo cuộc sống gia đình, con cái. Con chúng ta đều là những đứa trẻ tuyệt vời theo cách “không hoàn hảo”. Có đôi lúc, chúng sẽ phạm sai lầm hoặc cư xử chưa đúng đắn. Nhưng dù có chuyện gì, cảm xúc của mỗi phụ huynh trước tiên là trách nhiệm của chính người đó. Cha mẹ cần học cách công nhận và tự điều chỉnh các cảm xúc cá nhân thay vì dồn nó lên con. Một gợi ý khá hữu ích dành cho cha mẹ, anh chị có thể hít một vài nhịp thở sâu, uống nước chậm rãi, đi dạo hoặc thậm chí dành một khoảng thời gian một mình nếu đó là điều cần thiết để bình ổn cảm xúc trước khi tương tác với con. Điều này cũng sẽ làm gương cho con trong việc quản lý cảm xúc của bản thân.




714 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page